Tư Tưởng mỹ học Ấn Độ phần 1
Tư tưởng
mỹ học ở Ấn Độ cổ - trung đại
Họ và tên: Hoàng Văn Thuận – Sư phạm Triết
học – K62
1. Hoàn cảnh ra đời
và đặc điểm của triết học ấn độ cổ, trung đại
1.1. Hoàn cảnh
ra đời của tư tưởng triết học và mỹ học Ấn Độ cổ, trung đại
1.1.1. Điều kiện
tự nhiên
Ấn Độ là một bán đảo
lớn - một "tiểu lục địa" nằm ở miền Nam châu Á; phía Tây Nam và Đông
Nam giáp Ấn Độ Dương, phía Bắc là dãy Hymalaya hùng vĩ án ngữ theo một vòng
cung dài 2.600km.
Điều kiện thiên
nhiên và khí hậu của Ấn ộ rất phức tạp. Địa hình vừa có nhiều núi non trùng điệp,
vừa có nhiều sông ngòi với những vùng đồng bằng trù phú; có vùng khí hậu nóng, ẩm,
mưa nhiều, có vùng lạnh giá, quanh năm tuyết phủ, lại cũng có những vùng sa mạc
khô cằn, nóng nực. Tính đa dạng, khắc nghiệt của điều kiện tự nhiên và khí hậu
là những thế lực tự nhiên đè nặng lên đời sống và ghi dấu ấn đậm nét trong tâm
trí người Ấn Độ cổ.
1.1.2. Điều kiện
kinh tế - xã hội
Sự phát triển của
xã hội Ấn Độ cổ, trung đại có thể được chia thành ba thời kỳ sau.
a. Thời kỳ văn
minh sông ấn (Hay nền văn minh Harappa )
Xuất hiện vào khoảng
giữa thiên niên kỷ III đầu thiên niên kỷ II tr. CN. Qua các di chỉ khảo cổ cho
thấy đây là một nền văn minh đồ đồng mang tính chất đô thị của một xã hội đã vượt
qua trình độ nguyên thủy, đang tiến vào giai đoạn đầu của xã hội chiếm hữu nô lệ.
Sự phát triển của nông nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp đã đạt tới một
trình độ nhất định. Thành phố được xây dựng bằng gạch nung, theo một quy hoạch
thống nhất, có đường phố rộng rãi, thẳng tắp, có chợ búa, cửa hiệu, có giếng nước
và hệ thống thoát nước, có những bể tắm lớn...Thành phố được chia thành hai
khu, khu "dưới thấp" và "khu trên cao", cách biệt nhau về
quy mô nhà cửa và số lượng của cải chứng tỏ xã hội thời kỳ này đã xuất hiện sự
phân chia kẻ giàu và người nghèo rõ rệt.
Về công nghệ, có
nghề dệt bông len, nghề đúc đồng, điêu khắc, nghề làm nữ trang, nghề làm gốm sứ
tráng men đạt tới trình độ tinh xảo.
Thời kỳ này cũng đã
có chữ viết, được thấy trên các quả ấn bằng đồng hay đất nung. Tôn giáo cũng đã
xuất hiện biểu hiện qua các hình nổi điêu khắc trên các quả ấn.
b. Thời kỳ
Vêđa (khoảng từ thế kỷ XV đến thế kỷ VII tr.CN)
Vào khoảng thế kỷ
XV, các bộ lạc du mục của người Arya từ Trung á xâm nhập vào Ấn Độ, đem theo những
phong tục, tập quán, tín ngưỡng...và bắt người bản xứ làm nô lệ. Đây là thời kỳ
hình thành các quốc gia chiếm hữu nô lệ đầu tiên của người Arya trên lưu vực
sông Hằng và sông ấn.
Sau một thời gian
dài chung sống, người Arya và người Dravida bản xứ đã đồng hóa. Do tiếp thu được
kỹ thuật và văn minh của người Dravida, do chiếm được những vùng đất đai màu mỡ
và thuận lợi, người Arya bắt đầu chuyển từ chăn nuôi, du mục sang đời sống nông
nghiệp định cư, phát triển thủ công nghiệp và thương nghiệp. Đặc trưng của nền
kinh tế nông nghiệp thời kỳ này là kinh tế tiểu nông kết hợp chặt chẽ với thủ
công nghiệp gia đình nên tính chất tự cấp tự túc là nổi bật và quan hệ trao đổi
giữa các công xã rất yếu ớt. Đó cũng là nguyên nhân làm xã hội ấn độ phát triển
rất chậm chạp và trì trệ.
Về mặt xã hội, thời
kỳ này đã xuất hiện chế độ đẳng cấp ( varna - màu sắc, chủng tính) góp phần quy
định cơ cấu xã hội và ảnh hưởng đến hình thái tư tưởng ấn độ cổ đại. Đó là chế
độ xã hội dựa trên sự phân biệt về chủng tộc, màu da, dòng dõi, nghề nghiệp,
tôn giáo, quan hệ giao tiếp, tục cấm kỵ hôn nhân...được hình thành trong thời kỳ
người Arya chinh phục, thống trị người Dravida, cũng như trong cả quá trình
phân hóa xã hội ngày càng sâu sắc giữa quý tộc và thường dân Arya. Theo thánh điển
Bàlamôn và bộ luật Manu, xã hội ấn độ cổ đại chia thành bốn đẳng cấp lớn: Đứng
đầu là đẳng cấp tăng lữ, lễ sư Bàlamôn (Brahmana); thứ hai là đẳng cấp vương
công, vua chúa, tướng lĩnh, võ sĩ (Kshatriya); thứ ba là đẳng cấp thương nhân,
điền chủ và thường dân Arya (Vaishya); thứ tư là đẳng cấp tiện dân và nô lệ
(Shudra). Ngoài bốn đẳng cấp trên còn có những người bị coi là ngoài lề đẳng cấp
xã hội. Đó là tầng lớp người cùng đinh, hạ đẳng (Paria) như người Chandala.
Thời kỳ Vêđa cũng
là thời kỳ hình thành các tôn giáo lớn mà tư tưởng và tín ngưỡng của nó ảnh hưởng
đậm nét tới đời sống tinh thần xã hội ấn độ cổ đại, như đạo Rig - Vêđa, đạo
Bàlamôn, sau đó là đạo Phật, đao Jaina...
c. Thời kỳ từ
thế kỷ VI đến thế kỷ I tr. CN
Các quốc gia chiếm
hữu nô lệ đã thực sự phát triển, thường xuyên thôn tính lẫn nhau dẫn đến sự
hình thành các quốc gia lớn, các vương triều thống nhất ở ấn độ như Magadha ,
Maurya. Trong thời kỳ này nền kinh tế, xã hội và văn hóa ấn độ có những bước
phát triển tiến bộ vượt bậc. Mặc dù nền kinh tế tự nhiên vẫn chiếm ưu thế,
nhưng thương nghiệp, buôn bán cũng phát triển hình thành một tầng lớp mới trong
cơ cấu giai cấp xã hội ấn độ - tầng lớp thương nhân và thợ thủ công. Tiền kim
loại xuất hiện, nhiều thành phố trở thành trung tâm công thương nghiệp quan trọng.
Nhiều con đường thương mại thủy bộ nối liền các thành thị với nhau và thông từ ấn
độ qua Trung Hoa, Ai Cập và miền Trung á... dần dần xuất hiện.
Tóm lại:
Xã hội ấn độ cổ, trung đại có những đặc điểm nổi bật như sau:
+ Sự tồn tại dai dẳng
của chế độ công xã nông thôn. + Chế độ đẳng cấp rất khắc nghiệt. + Chế độ quốc
hữu hóa về ruộng đất và lao động + Tôn giáo bao trùm và chi phối toàn bộ đời sống
xã hội.
1.1.3. Tiền đề
khoa học và văn hóa
Ngay từ thời Vêđa,
thiên văn học ấn độ đã bắt đầu xuất hiện. Người ấn độ cổ đã biết sáng tạo ra lịch
pháp, phỏng đoán trái đất hình cầu và tự quay quanh trục của nó. Cuối thế kỷ V
tr.CN, người ấn độ đã giải thích được hiện tượng nhật thực và nguyệt thực.
Về toán học, họ đã
phát minh ra chữ số thập phân, tính được trị số pi ( ), biết được những định luật
cơ bản về quan hệ giữa cạnh và đường huyền của một tam giác vuông, biết giải
phương trình bậc 2, 3...
Nền y học ấn độ có
từ rất sớm. Ngay trong kinh Vêđa, người ta đã tìm thấy nhiều tên cây làm thuốc
và nhiều phương pháp trị bệnh đơn giản. Vào thế kỷ V tr.CN, Shursada đã viết
sách trình bày thuật chữa bệnh ngoại khoa, bảo trợ thai, vệ sinh hài nhi,
phương pháp dưỡng sinh, tiêu độc...
Trong nghệ thuật kiến
trúc, người ấn độ đã có một phong cách kiến trúc độc đáo, tinh tế, đặc biệt là
lối xây dựng chùa chiền, tháp Phật theo kiểu hình tháp vừa có ý nghĩa triết học,
tôn giáo, vừa biểu hiện ý chí, vương quyền.
Tất cả những đặc điểm
lịch sử, kinh tế, chính trị - xã hội cùng với sự phát triển rực rỡ của văn hóa,
khoa học ấn độ cổ đại là những tiền đề lý luận và thực tiễn phong phú làm nảy
sinh và phát triển những tư tưởng triết học của ấn độ cổ đại.
Các tư tưởng mỹ học
cũng từ những tư tưởng triết học đó mà hình thành nên từ đó. Và nó chịu ảnh hưởng
của các tư tưởng triết học.
2. Tư tưởng mỹ học.
Về tư tưởng mỹ học
của Ấn Độ em chỉ lấy các tư tưởng tiêu biểu của mỹ học dân gian và mỹ học tôn
giáo – triết học.
2.1. Tư tưởng mỹ học
trong dân gian
Được thể hiện trong văn học nghệ thuật dân gian
như thần thoại, sử thi, truyện cổ tích… Nó mang tính chủ nghĩa nhân văn, chủ
nghĩa anh hùng ca, ca ngợi vẻ đẹp của
con người. Ví ụ trong hai bộ sử thi Ramayana và Mahabharata. Trong sử thi anh hùng ca, nhân vật trung tâm bao giờ
cũng là người anh hùng toàn thiện toàn mỹ và các nhân vật khác chỉ giữ vai trò
phụ, mờ nhạt và quy tụ làm tôn thêm vẻ đẹp cho người anh hùng. Nhân vật anh
hùng mang tính khái quát, mang tính lý tưởng xã hội và lý tưởng thẩm mỹ của thời
đại đã sản sinh ra nó. Ngoài tầm vóc mang kích thước vũ trụ, tiêu biểu cho sức
mạnh thể chất – tinh thần của cộng đồng dân tộc, nhân vật anh hùng sử thi còn
sáng ngời vẻ đẹp của đức hạnh, trí tuệ, tài năng và lòng dũng cảm,…
Tất cả được thể hiện qua những hành động cao cả, dũng cảm
của người anh hùng với những chiến công hiển hách. Nhân vật anh hùng sử thi
không thể tồn tại nếu không vượt qua được mọi khó khăn thử thách để giành chiến
thắng. Người anh hùng phải có những khát vọng lớn lao, những lý tưởng cao cả và
lý tưởng ấy cũng là đại diện cho lý tưởng của cộng đồng dân tộc. Những vẻ đẹp về
sức mạnh thể chất, tinh thần, tài năng và những phẩm giá ưu tú của cộng đồng được
thể hiện qua nhân vật người anh hùng trong mối quan hệ với tự nhiên, xã hội.
a. Vẻ đẹp về ngoại hình
Nhân vật anh hùng trong sử thi về ngoại hình phần lớn thường
có tầm vóc đẹp, có kích thước lớn lao. Đây là điều hết sức hợp lý bởi nó là sự
cộng hưởng thể chất của cả cộng đồng. Và ở cộng đồng nào thì người anh hùng sử
thi đều xuất hiện trọng vẻ đẹp tạo hình theo quan điểm thẩm mỹ, theo chuẩn mực
riêng của cộng đồng ấy.
Người anh hùng trong sử thi Phương Tây được xây dựng dựa
trên thế giới quan thần linh chủ nghĩa. Vì thế nhân vật anh hùng mang một vẻ đẹp
siêu phàm và kỳ vĩ. Người anh hùng trong sử thi Phương Đông được xây dựng dựa
trên cảm quan và tư duy tôn giáo. Người Ấn Độ chú trọng đời sống tâm linh, nên
hình dáng không chỉ là cái bên ngoài mà còn là hình dáng được cảm nhận từ bên
trong. Trong sử thi Mahabharata, có rất nhiều nhân vật anh hùng lý tưởng nhưng mỗi nhân
vật lại xuất sắc về một mặt nào đó. Hình ảnh Arjuna bước vào hội cầu hôn
Draupadi: “Arjuna – chàng trai trẻ, như thân của một con voi, có đôi vai, cánh
tay và bắp đùi rắn chắc. Nếu nhìn kỹ, trông chàng ta sừng sững như đỉnh
Himavat. Arjuna có dáng đi như dáng đi của một con sư tử, có sức mạnh như sức mạnh
của một con voi thời sung mãn… Chàng ta trông thật quyết chí và chắc chắn giành
được chiến thắng”. Vẻ đẹp của người anh hùng thường với tầm vóc hoành tráng, kỳ
vĩ thường được so sánh với phong thái uy nghi đường bệ của các vị thần linh.
Bhima “Người ông trông hệt như Ngọc hoàng Indra đứng giữa các chư thần giơ cao
lưỡi tầm sét”.
Trong sử thi Ramayana, nhân vật anh hùng lại có được vẻ ngoài thánh thiện do
các biện pháp kỹ thuật sử thi được sử dụng trong sự kết hợp nhuần nhuyễn với những
yếu tố tôn giáo. Hoàng tử Rama trong tác phẩm có “đôi mắt sáng như mặt trời và
mặt trăng, có đôi tai nghe thấu nhạc của trời đất, chàng là kẻ thù của mọi sự
ghen tuông hờn giận và tội ác tàn bạo”.
Chuẩn mực vẻ đẹp bề ngoài của người anh hùng không ở vấn
đề toàn thiện, toàn mỹ mà vẻ đẹp ấy phải phù hợp với khí phách hào hùng, với
nhiệm vụ bảo vệ cộng đồng dân tộc. Đó cũng là một kiểu dáng vóc sử thi.
b. Về vẻ đẹp phẩm chất - sức mạnh,
tài năng, trí tuệ, đức hạnh
Ngoài tầm vóc mang kích thước vũ trụ, tiêu biểu cho sức mạnh
thể chất – tinh thần của cộng đồng dân tộc, nhân vật anh hùng sử thi còn sáng
ngời vẻ đẹp của đức hạnh, trí tuệ, tài năng và lòng dũng cảm,… Tất cả được thể
hiện qua những hành động cao cả, dũng cảm của người anh hùng với những chiến
công hiển hách. Hêghen đã nhận định: “Tinh thần dũng cảm làm thành cái hứng thú
chủ yếu mà tinh thần dũng cảm là một trạng thái tâm hồn và một hoạt động không
hợp với tính cách biểu hiện trữ tình, cũng không phù hợp với hành động có tính
kịch, nhưng lại đặc biệt phù hợp với hình tượng sử thi”. Nhân vật anh hùng sử
thi không thể tồn tại nếu không vượt qua được mọi khó khăn thử thách để giành
chiến thắng vang dội, lập được những chiến công hiển hách. Người anh hùng phải
có những khát vọng lớn lao, những lý tưởng cao cả và lý tưởng ấy cũng là đại diện
cho lý tưởng của cộng đồng dân tộc.
Lòng dũng cảm, ý chí và nghị lực phi thường được coi là
những phẩm chất đạo đức có tính chất tuyệt đối của người anh hùng trong sử thi.
Trong sử thi Mahabharata, có thể tìm thấy nhiều nhân vật anh hùng nhưng ở mỗi người
anh hùng lại xuất sắc và ưu tú về một mặt nào đó. Sự lựa chọn hành động để làm
nổi bật điểm mạnh của từng nhân vật cũng là khuôn mẫu truyền thống trong các sử
thi anh hùng. Thể hiện sức mạnh thể chất của người anh hùng được biểu hiện qua
nhân vật Bhima. Sự thể hiện trí tuệ và tài năng của người anh hùng thì được biểu
hiện qua hành động của nhân vật Arjuna. Trí tuệ và đạo đức của người anh hùng lại
được thể hiện qua nhân vật Yudhisthira. Đạo lý là tiêu chí để đánh giá hành động
của nhân vật này, tạo nên một gam màu riêng về khuôn mẫu người anh hùng Ấn Độ.
Sức mạnh của Yudhisthira không phải ở thể lực hay tài năng chiến binh mà là sức
mạnh siêu phàm của trí tuệ và sự công bằng, đạo đức trong sáng. Trí tuệ ấy giúp
chàng hiểu được tận cùng cốt lõi của đạo lý. Yudhisthira đã giành sự sống cho
các em mình bằng sự công minh, chính trực, cao thượng với trái tim nhân hậu.
Như vậy, trong sử thi Mahabharata, nhân vật
anh hùng lý tưởng là sự tổng hòa của nhiều nhân vật, mỗi nhân vật thể hiện cái
nhất thể lý tưởng và là một kiểu nhân vật điển hình trong “Bức tượng N vị nhất
thể”.
Trong sử thi Ramayana, nhân vật
Rama được xây dựng là người anh hùng lý tưởng “toàn thiện toàn mỹ”. Rama được đặt
trong mối quan hệ, xung đột với các nhân vật khác để người anh hùng bộc lộ những
tài năng, đức hạnh của mình. Người anh hùng Rama trong sử thi Ramayana được xây dựng không chỉ đẹp về hình thức mà tài năng và đức
hạnh của chàng cũng rực rỡ như các vì sao trên bầu trời. Một chương trong khúc
ca thứ nhất nói về sự ra đời của người anh hùng “Rama ra đời” tuy rất ngắn gọn
nhưng đã khái quát được những nét điển hình trong tính cách, sức mạnh tài năng
và đức hạnh của người anh hùng. Trong bốn người con của vua Đaxaratha thì “Rama
hùng mạnh vô song thì tính cách không tì vết như trăng rằm, là niềm vui sướng của
những ai được nom thấy chàng. Chàng là một trang kỵ mã lão luyện, một tay điều
khiển chiến xa thành thục, và có thể cưỡi voi. Chàng là một tay bắn cung bậc thầy
và không hề sao nhãng mảy may việc luyện tập võ nghệ cũng như sớm hôm phụng dưỡng
cha già”. Đặc biệt sử thi đã dành hẳn Chương 1- Người anh hùng trong khúc ca thứ hai: Khúc ca Ayođhya để khắc họa hình tượng người anh hùng toàn thiện toàn mỹ.
Trong đó đặc biệt chú trọng tô đậm vẻ đẹp phẩm chất đạo đức, tôn giáo của người
anh hùng: “Chàng khôi ngô tuyệt vời và lòng dạ chàng trong sáng như gương và
cũng toàn năng như cha… Chàng trẻ trung, khỏe mạnh, có đức hạnh, và dân chúng
coi chàng như chính bản thân họ vậy. Chàng thông tuệ kinh Vêđa và Vêđanga, lão
luyện tinh thông mọi vũ khí được sử dụng, với sự hỗ trợ hay không của ác thần
chú Mantra. Chàng dũng cảm, ngay thẳng thật thà và là nguồn gốc của mọi điều
thiện… Chàng khiêm tốn, có ý tứ và bao giờ cũng tỏ lòng tôn kính đối với các bậc
bề trên… Chàng hết sức cao siêu về triết học và có tài lớn về thi ca.” Về sức mạnh
và tài năng trong chiến đấu của người anh hùng lại được khắc họa hết sức ngắn gọn
ngay ở chương giới thiệu: “Chàng là một tay kỵ mã lão luyện, một chiến binh kiệt
xuất, một tướng lĩnh dũng cảm dắt dẫn quân đội chiến thắng kẻ thù và tinh thông
đủ mọi thuật bài binh bố trận. Chàng là người bất khả chiến thắng ngay cả trước
các chư thần”(11). Lòng dũng cảm, ý chí và nghị lực phi thường của người anh
hùng Rama được thể hiện rõ hơn khi chàng chấp nhận lưu đày mười bốn năm trong rừng
với mọi khó khăn thử thách. Chàng đón nhận với tâm trạng nhẹ nhàng bình thản:
“Không ai nom thấy bất cứ một dấu hiệu buồn khổ nào trong thái độ của
chàng”(12). Hay trong các cuộc giao tranh, lòng dũng cảm, sức mạnh và vũ khí lợi
hại của người anh hùng đã khiến kẻ thù khi trông thấy đều khiếp sợ: “Quân
Raksaxa đâm hoảng loạn và bắt đầu kêu thét lên khiếp đảm lúc trông thấy Rama,
như con voi phải lánh xa khi nom thấy con sư tử” (13).
Nhân vật anh hùng sử thi không thể tồn tại mà không có lý
tưởng cao cả, khát vọng lớn lao. Lý tưởng ấy cũng chính là đại diện cho lý tưởng
cộng đồng dân tộc. Trong sử thi Hy Lạp, người anh hùng mang lý tưởng tập thể thị
tộc, bộ lạc, lý tưởng của những con người tràn đầy sức sống và nhiệt tình sôi nổi,
khao khát lập chiến công và vinh quang. Chàng Hecto trong sử thi Iliát với mục đích chiến đấu lập chiến công để lưu danh hậu thế
nhưng đó cũng chính là lý tưởng chiến đấu vì bộ lạc, vì quyền lợi của cộng đồng..
Nếu như người anh hùng trong các sử thi Hy Lạp luôn hướng
tới chiến thắng và vinh quang nơi chiến trận, nơi biển khơi thì người anh hùng
trong các sử thi Ấn Độ lại mang lý tưởng thuần khiết hơn: lý tưởng về điều thiện,
về lẽ phải, về đạo lý ở đời. Trong sử thi Mahabharata lời giáo huấn của Krishna dựa trên cơ sở vững chắc của lẽ
Dharma: “Ai cũng phải chết, người anh hùng hay kẻ nhát gan cũng vậy, nhưng nhiệm
vụ cao quý nhất của một Kshatriya là phải trung thành với dòng dõi và niềm tin
của mình, phải đè bẹp quân thù trong những trận đánh chính đáng mà giành lấy
vinh quang”.
Trong sử thi Ramayana, người anh hùng Rama luôn lùi bước trước những hành động
đi ngược lại bổn phận. Với niềm tin lý tưởng “chiến thắng thuộc về những người
đề cao Dharma” nên người anh hùng Rama luôn hành xử theo bổn phận, tinh thần
cao thượng và sự vị tha. Rama được quyền nối ngôi cha, nhưng vì cha đã hứa với
thứ phi Kaikêyi đày mình vào rừng để nhường ngôi báu cho Bharata, Rama không
dám cãi lại lệnh cha. “Lời hứa của cha là danh dự, danh dự của cha là danh dự của
mình và của dòng giống. Tuyệt đối phục tùng mệnh lệnh của cha là một bổn phận.
Đó là tiêu chuẩn đạo đức của đẳng cấp quý tộc và xã hội đương thời” . Chàng vui
lòng từ giã cuộc sống vương giả để ra đi và chàng nói với thứ phi Kakêyi:
“Không có một đạo giáo nào lớn hơn là phụng sự cha mình và thực hiện mệnh lệnh
của cha… Phụng sự cha là bổn phận cao nhất của con người”. Theo quan niệm của
người Ấn Độ, người anh hùng lý tưởng bên cạnh sức mạnh, tài năng và lòng dũng cảm
thì phải là con người luôn luôn thực hiện Dharma. Trong sử thi Ramayana, người anh hùng
Rama được khắc họa nổi bật lên cùng phẩm chất tuyệt đối trung thành với bổn phận,
có sự bao dung độ lượng cao cả và ý thức về danh dự. Mọi hành động của Rama đều
luôn tuân thủ tuyệt đối theo trách nhiệm và bổn phận của Dharma. Một tình huống
thấm đẫm nước mắt là khi Rama buộc tội Xita, đây là thử thách buộc người anh
hùng phải lựa chọn Danh dự hay Tình yêu? Quyền lợi, trật tự xã hội của cộng đồng
hay Hạnh phúc cá nhân? Rama đã lựa chọn hy sinh người mình yêu thương nhất để lựa
chọn hành động theo bổn phận thuần khiết của một đấng quân vương là xây dựng
gia đình chuẩn mực, có vị hoàng hậu đáng kính nể về tình yêu chung thủy. Vì vậy,
Rama được người Ấn Độ xem như là hiện thân của đạo lý Dharma, “là khuôn vàng
thước ngọc của đẳng cấp Kshatrya”.
Nhân vật anh hùng sử thi luôn hiện diện song hành cùng sức
mạnh thể chất và tài năng, phẩm chất đạo đức siêu phàm, là người anh hùng toàn
thiện toàn mỹ và trở thành “khuôn vàng thước ngọc” về vẻ đẹp vật chất và sức mạnh
đạo đức của con người thời đại. Người anh hùng trong Ramayana là sự khái quát hóa cao độ những khát vọng lý tưởng về sức
mạnh, tài năng, lòng dũng cảm, đức hạnh của toàn thể cộng đồng dân tộc sản sinh
ra nó. Vẻ đẹp ấy là chỗ dựa, niềm tự hào của cả cộng đồng dân tộc nên luôn được
nhìn nhận, đánh giá, ngợi ca với niềm tôn kính thiêng liêng. Người anh hùng
trong Ramayana trở thành
biểu tượng cho tâm hồn, tính cách dân tộc Ấn Độ yêu chuộng hòa bình, hòa hợp và
bình đẳng.
2.1.2. Tư tưởng mỹ học trong các học thuyết triết học –
tôn giáo.
Nó mang thiên hướng về vẻ đẹp con người, các tưởng nhân
sinh quan để làm thế nào trở thành con người có vẻ đẹp hoàn thiện, đúng với những
lời răn dạy của các tôn giáo, các tư tưởng của các nhà triết học, các trường phái…
Ở đây rõ nhất đó là về
Nhận xét
Đăng nhận xét