Liêu trai chí dị

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bìa quyển Liêu trai chí dị, nguyên bản tiếng Trung
Liêu trai chí dị (chữ Hán: 聊齋志異), với ý nghĩa là những chuyện quái dị chép ở căn nhà tạm, là tập truyện ngắn gồm 431 thiên, ra đời vào đầu đời nhà Thanh (cuối thế kỷ 17) của nhà văn Trung Quốc Bồ Tùng Linh. Bộ truyện này được coi là một kì thư và được đánh giá là đỉnh cao của tiểu thuyết văn ngôn thời cổ đại. Dựa trên cơ sở tập Liêu Trai chí dị - Hội hiệu hội chú hội bình do Trung Hoa thư cục Thượng Hải biên tập và ấn hành năm 1962 gồm 12 quyển, 496 bài và 8 đoạn phụ lục, các dịch giả như Nguyễn Huệ ChiCao Xuân HuyPhạm Tú Châu, Đỗ Ngọc Toại, Nguyễn Đức Lân, Trần Thị Băng Thanh v.v. đã dịch nhiều truyện sang tiếng Việt và lưu truyền rộng rãi tại Việt Nam.

Mục lục

  [ẩn

[sửa]Đề tài

Đề tài chủ yếu của Liêu trai chí dị do tác giả sưu tầm trong dân gian, hoặc rút từ truyện chí quái đờiLục triều, các truyện truyền kỳ đời nhà Đường rồi gia công sáng tạo thêm. Hầu hết các truyện nói về thần tiên ma quái, hồ li lang sói, hổ báo khỉ vượn, voi rắn độc trùng cho tới cây cỏ hoa lá, khói mây gạch đá v.v. nhưng không chỉ vậy, xuyên suốt các tác phẩm là những câu chuyện về người và việc trong cuộc sống hiện thực. Tất cả những đề tài trên được tác giả xử lý khéo léo, ít nhiều ngầm ý chỉ trích nền chính trị tàn bạo của triều đìnhMãn Thanh đương thời, phê phán thói hư tật xấu của bọn nho sỹ, thể hiện những tư tưởng dân chủ trong vấn đề hôn nhân và tình yêu.
Có thể chia tập truyện thành 3 cụm đề tài chính:
  1. Đả kích chế độ chính trị tàn bạo, vạch mặt bọn tham quan, cường hào ác bá.
  2. Phơi bày những tệ lậu của chế độ khoa cử, đả kích việc dùng văn bát cổ để chọn nhân tài.
  3. Nguyện vọng đập tan những trói buộc của chế độ hôn nhân phong kiến, giành lấy quyền tự do yêu đương của nam nữ thanh niên.

[sửa]Một số truyện tiêu biểu

  1. Nhiếp Tiểu Thiện
  2. Họa bì
  3. Bức họa trên tường
  4. Tiểu Thuý
  5. Thư sinh họ Diệp
  6. Đạo sĩ núi Lao
  7. Thụy Vân
  8. Vương Thành
  9. Anh Ninh
  10. Không đề
  11. Hồng Ngọc
  12. Bành Hải Thu
  13. Xảo Nương
  14. Ngũ Thu Nguyệt
  15. Cừu Đại Nương
  16. Tiểu Thu
  17. Thanh Phượng
  18. Phòng Văn Thục
  19. Công Tôn Hạ
  20. Thạch Thanh Hư
  21. Thanh Mai
  22. Cô gái áo xanh
  23. Đảo tiên
  24. Gái thần
  25. Thôi Mãnh
  26. Liên Hương
  27. Trương Hồng Tiệm
  28. Cô gái nghĩa hiệp
  29. Đại Nam
  30. Thư sinh họ Đổng
  31. Vợ thi hộ chồng
  32. Tinh cúc nghề hoa (Hoàng Anh)
  33. Bạch Thu luyện
  34. Cát cân
  35. Mũi dao Kinh Kha (Điền Thất lang)

[sửa]Bản dịch tại Việt Nam

Các truyện trong bộ Liêu trai chí dị đã được dịch và in sớm nhất tại Việt Nam từ năm 1901 trên báoNông cổ mín đàm[1]. Năm 2005, Nhà xuất bản Văn hóa Sài Gòn đã xuất bản bộ Liêu trai chí dị đầy đủ do Cao Tự Thanh dịch và chú giải, bao gồm 432 truyện phần chính văn và 68 truyện phần Liêu trai chí dị thập di, tổng cộng 500 truyện[1]. Đây là bản dịch tiếng Việt đầy đủ nhất so với các bộ từ trước đến nay đã xuất bản tại Việt Nam[1].
  • Bồ Tùng Linh, Liêu trai chí dị, 5 tập (Nguyễn Huệ Chi nghiên cứu, tuyển chọn và hiệu đính), NXB Văn Nghệ Thành phố Hồ Chí Minh, 1999.
  • Bồ Tùng Linh, Liêu trai chí dị, 2 tập (Cao Tự Thanh dịch và chú giải), NXB Văn hóa Sài Gòn, 2005.

[sửa]Chú thích

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Bàn về phạm trù Thiện - ác - Hoàng Văn Thuận

Phân tích âm nhạc

Tư Tưởng mỹ học Ấn Độ phần 1