Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ 2017

Nam Kim Thị Đan (bản dịch)

Hình ảnh

Song đề của “mỹ học tiếp nhận”

Song đề của “mỹ học tiếp nhận” Manfred Naumann (*) - Huỳnh Vân (**) dịch Cách đây hai trăm, vào năm 1776, Sébastien Mercier, một nhà lý luận kịch và sân khấu hết sức quen biết đối với giới trí thức Đức lúc bấy giờ, cho xuất bản tập Luận về việc đọc sách. Trong đó ông ta nói rằng “quần chúng độc giả” vừa mới đây đã tuyên chiến với “các tác giả.”1 Hai mươi năm sau, giữa Weimar và Jena thường xuyên có những cuộc trao đổi thư từ qua lại. Người viết những bức thư ấy là Goethe và Schlller. Khi Brecht đọc những bức thư này, ông liền quả quyết rằng có một “âm mưu cao quý nhằm chống lại công chúng.”2 Hậu quả của sự câu kết bí mật ấy để chống lại những người đọc xâm lấn kia mọi người đều đã biết. Người ta đẩy lên hàng đầu những người như Kotzebue và August Lafontaine, và trong thời kỳ đó, quần chúng độc giả bị đặt đối lập với một người đọc lý tưởng, kẻ biết kính trọng cái giá trị tự thân của những sản phẩm nghệ thuật. Những sản phẩm mà người ta cũng đồng thời hy vọng rằng từ bản th...

Thi học Aristote

Thi học Aristote Từ thế kỷ IV trước Tây lịch, Aristote (384-322) đã phân tích và mổ xẻ bản chất của nghệ thuật, xác định nguồn cội và những nguyên tắc chính của sáng tạo trong cuốn Poétique (Thi học). Chữ poiesis của Hy Lạp có nghiã rộng hơn poésie trong tiếng Pháp, thi ca hay thơ trong tiếng Việt, nó bao trùm lên tất cả các ngành nghệ thuật nói chung. Thi học của Aristote, do đó, đồng nghiã với nghệ thuật học. Aristote đưa ra hai định đề: – Poiesis, hay tất cả các ngành nghệ thuật, đều phát sinh từ Mimésis (Bắt chước). – Có được một Hình thức (Forme) là có Tất cả (Tout). Nghiã là: Hình thức là toàn diện bởi vì hình thức và nội dung không thể tách rời. Nói khác đi, khi ta tạo ra được một bài thơ, một bức họa, một bản nhạc… là ta đã sáng tạo toàn thể nội dung lẫn hình thức của tác phẩm này. Hai định đề bất di bất dịch này là tính chất căn bản của sáng tạo nghệ thuật. Hầu như tất cả các nhà phê bình, nhà văn Tây phương đều dùng làm cẩm nang: Khái niệm Hình thức sống lại tron...

Chơi Chữ (NXB Nam Chi Tùng Thư 1970) - Lãng Nhân

Nhiều bạn giờ không tìm thấy bản PDF cuốn này nữa (Chắc do bị xóa) nên up lại Link: https://drive.google.com/file/d/0BxfL2XMSv_o5OVp0Q0R6YWMtWVU/view?usp=sharing

Mỹ học Đại cương - Giáo trình Đại học

Mỹ học Đại cương - Giáo trình Đại học Thuật ngữ mỹ học (có người còn gọi là Thẩm mỹ học, esthétique) lần đầu tiên được nhà triết học người Đức A. Baumgarten (1714 - 1762) sử dụng vào năm 1735 trong tuyển tập các bài báo của ông nhan đề Những suy niệm triết học về các vấn đề liên quan tới sáng tác thi ca. Nhưng phải đến năm 1750 và sau đó 1758, khi hai tập Mỹ học của A. Baumgarten lần lượt ra đời thì khái niệm này mới được dùng rộng rãi. Tuy nhiên, mỹ học như một ngành khoa học thì nảy sinh rất sớm trong lòng xã hội nô lệ ở phương Đông cũng như phương Tây. Lúc này, nó được coi như là một bộ phận của triết học - môn khoa học tìm hiểu những quy luật chung nhất của tự nhiên, xã hội và tư duy. Sự nảy nở của các học thuyết mỹ học đặc biệt rầm rộ ở Trung Quốc và Hy Lạp thời cổ đại. Trong thời Xuân Thu – Chiến Quốc ở Trung Quốc, các khuynh hướng tự tưởng lớn như Khổng giáo, Lão giáo, Mặc giáo và Pháp gia… nảy sinh, luôn tranh giành ảnh hưởng với nhau. Các quan niệm về đ...